Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

[Góc phóng sự]-VietGAP theo tiêu chuẩn mới TCVN 11892-1:2017

[VIETCERT] - Thực hiện cấp Chứng nhận VietGAP
theo Tiêu chuẩn mới (Hiệu lực 3 năm)

Đơn vị hợp tác Công ty Cổ phần Cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang

----0--0----

Tổ hợp tác Thôn 5 Thuốc Hạ là một trong những mô hình tham gia chứng nhận VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 được cấp bởi Trung tâm Giám định & Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert 

Dự án được ký kết triển khai vào đầu tháng 11 với quy mô Thực hiện đánh giá chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP theo TCVN 11892 -1:2017 ban hành ngày 17/10/2017

- Sản phẩm: Cam sành
- Sản lượng: 7.936 tấn/năm
- Tổng diện tích chứng nhận: 296,30 hecta
      - Địa điểm đánh giá: 7 Tổ hợp tác tại Tuyên Quang

Đơn vị tiêu biểu được cấp Chứng nhận VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 - Cam sành Hàm Yên

Chứng nhận VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 (Hiệu lực 3 năm)


Quyết định cấp chứng nhận VietGAP của TT VietCert
[Tham khảo thêm]
Quy trình chứng nhận VietGAP Trồng trọt theo TCVN 11892-1:2017
Quy trình chứng nhận VietGAP Chăn nuôi theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT
------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

[VIETGAHP] - Chứng nhận VietGAP Chăn nuôi theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN VIETGAHP
---0-0---


1.  THÔNG TIN CHUNG


VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 


Quy định này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động



VietGAP chăn nuôi chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: thức ăn chăn nuôi, nước uống, sử dụng thuốc thú y và vệ sinh thú y …để sản phẩm chăn nuôi an toàn. Đảm bảo sản xuất thịt, trứng, mật, sữa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.
Hiện nay VietGAP chăn nuôi được ban hành mới nhất tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10 tháng 11 năm 2015 kèm theo 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong. Và Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN về Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành vào ngày 22/06/2016
2. LỢI ÍCH ÁP DỤNG VIETGAP TRONG CHĂN NUÔI
-   Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
-   Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
-   Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
-   Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
-   Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
-   Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
-   Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...

3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VIETGAP CHĂN NUÔI
Giấy Chứng nhận VietGAHP
Bước 1
Khảo sát điều kiện ban đầu

Bước 2
Đào tạo kiến thức về VietGAP
Bước 3
Phân công soạn hệ thống tài liệu 
DN
Bước 4
Xây dựng hệ thống tài liệu
Bước 5
Ban hành và áp dụng thử
Bước 6
Đào tạo đánh giá nội bộ

Bước 7
Thực hiện đánh giá nội bộ

Bước 8
Khắc phục (nếu có)
Bước 9 
Đăng ký chứng nhận
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1-2 tháng.
6. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VITEST
- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;
- Được quảng bá thông tin doanh nghiệp
------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Kinh nghiệm từ lão nông-Chanh dây



QUY TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC CHANH DÂY

I. Lựa chọn giống


1. Về giống: Thị trường hiện có khá nhiều loại giống: Sumit, TaiShang, Tai One, Đài Nông 1, Thái Nông và thậm chí là cả giống tự ghép.
2. Về lựa chọn giống: Mỗi giống đều có những loại ưu điểm khác nhau, bản thân các đại lý cũng khó để so sánh loại giống nào tốt hơn giống nào. Bà con trồng thì hay có đánh giá chủ quan nên việc giống tốt, xấu hay có cái nhìn chưa đúng đắn.
3. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể trồng Chanh leo cho lợi ích tối đa.
- Trước khi chọn giống, hãy chọn Đại lý, đơn vị, cá nhân bán giống có uy tín, gần nơi bạn muốn trồng và quan trọng nhất là phải có sự đảm bảo về chăm sóc kỹ thuật sau bán giống.
- Khi chọn giống, hãy chọn loại giống phù hợp nhất với khả năng của bản thân (tôi ví dụ: lười chăm sóc thì chọn Đài Nông, Thái Nông. Kỹ thuật tốt thì chọn Đài Loan.)
- Nơi bán giống: Hãy tìm những người có uy tín, đừng tìm người bán rẻ (vì trong số những người bán rẻ, nhất định sẽ có kẻ xấu...). Tốt nhất mua của những người bạn tin tưởng ở gần khu vực của bạn để tiện chăm sóc vườn từ lúc xuống giống đến lúc phá dàn.

II. Xử lý đất và ra bầu cây giống

Một số loại chanh không cần phải ra bầu mà có thể trồng trực tiếp. Tuy nhiên để cây chanh có thể phát triển tốt nhất thì nên có giai đoạn ra bầu để chanh có thể được “Giảm xóc”.
1. Đất ra bầu
Đất ra bầu phải lựa chọn đất ở khu vực sạch bệnh và là đất mặt. Trộn đất với phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh theo tỷ lệ 2 đất: 1 phân. Xử lý kỹ mầm nấm bệnh (Ưu tiên sử dụng cặp đôi Emina + Lục diệp trừ bệnh, trừ sâu).
2. Ra bầu
Pha 1l Emina (loại phun) với khoảng 20l nước và để bên cạnh. Khi ra bầu bạn nên nhúng nguyên cả bầu chanh và cây chanh vào chậu nước đã pha Emina để xử lý nấm bệnh và giúp cây phát triển tốt giai đoạn đầu
Đổ đất vào bì sao cho ngập khoảng 2/3 bì, sau đó đặt nhẹ nhàng bầu chanh vào, tiếp tục đổ đất vào cho vừa với mặt của bầu chanh. Dộng nhẹ bầu cho đất hơi nén lại là được. Nên nhúng bầu chanh vào chậu nước để hút nước qua lỗ thông khí (không nên tưới trực tiếp vào bầu vì dễ làm nén đất).
Bầu chanh phải để ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời nhưng không được nắng gắt. Nên để trong khu vực có quây lưới đen để tránh côn trùng chích hút.
Cứ 2 ngày tưới nhẹ 1 lần (khi không có mưa). Giữ ẩm cho bầu nhưng không quá ướt. 3 ngày 1 lần phun Emina + lục diệp trừ bệnh để phòng nấm khuẩn.

III. Làm hố và bón lót

1. Làm hố
Hố chanh dây không cần đào sâu vì rễ chanh dây ăn không sâu mà lan trên mặt đất. Bạn nên làm hố có độ sâu khoảng 40 cm, độ rộng khoảng 60 cm.
2. Phân bón lót
Phân bón lót là thức ăn dự trữ cho cây khi phát triển. Bao gồm:
10 – 15kg phân chuồng hoai mục, vỏ cà phê, rơm rác, cành que trong vườn đổ xuống hố. Lưu ý: không nên để lượng phân quá nhiều mà không có đất. Bạn nên đổ phân bón lót và đất theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2.
Rắc vôi bột xuống hố để xử lý mầm bệnh và tạo pH ban đầu tốt cho cây phát triển. Sau 3 ngày bạn tưới hỗn hợp Emina + Lục diệp trừ sâu + Lục diệp trừ bệnh để xử lý nấm khuẩn, sâu, sùng, rệp..... (lưu ý cần phải giữ ẩm).

IV. Trồng cây và chăm sóc cơ bản

Cây chanh sau khi đã ra bầu khoảng 10 – 15 ngày thì có thể mang ra trồng. Khi trồng bạn nên xới đều đất sau đó moi 1 hốc nhỏ để trồng. Lưu ý chanh nên trồng nổi. Bạn nên trồng sau cho mặt bầu cách mặt đất khoảng 0,5 – 1cm.
Sau khi trồng thì tưới đậm 1 lần để giúp tạo kết cấu đất. Không bón gì hết trong 7 ngày đầu tiên mà chỉ tưới nước.
Sau 7 ngày bạn pha Humic với tỷ lệ 1:500 (1kg humic với 500l nước) tưới gốc. Lưu ý tưới cách gốc cây chanh khoảng 10 – 15cm để nhử rễ.
5 ngày sau khi tưới humic thì bắt đầu bón phân. Giai đoạn này cây chỉ cần dinh dưỡng cơ bản nên bạn chỉ cần lựa chọn các loại phân có đạm, lân và trung vi lượng là ok (cá nhân tôi khuyến cáo sử dụng đạm cá + Emina).
1. Chăm sóc cơ bản giai đoạn 1: từ khi trồng đến 3 tháng
Bón phân có hàm lượng đạm và lân cao 10 ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 1 lạng/ 1 gốc. Cứ 1 tháng thì bổ sung trung vi lượng và Emina 1 lần.
2. Giai đoạn sinh sản: từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6
Đây là giai đoạn cây sinh sản mạnh, bắt đầu tạo hoa và quả. Nếu vào mùa nóng (tháng 4 – 10) thì không cần phải kích hoa, vì cây tự ra hoa. Tuy nhiên để giữ hoa thì cần phải có chế độ bón phân hợp lý và tưới nước đầy đủ.
Giai đoạn này bạn không nên tăng đạm mà nên bổ sung thêm Lân và Kali để cây phân hóa mầm hoa và tạo hoa tốt hơn. Bổ sung trung vi lượng đầy đủ. Trên lá định kỳ 15 ngày 1 lần phun hỗn hợp Emina + Lục diệp trừ bệnh và trừ sâu + canxi bo để giúp giữ hoa.
Nếu cây của bạn giai đoạn ra hoa đúng mùa lạnh thì nếu bạn để bình thường hoa sẽ không có. Lúc này cần phải kích hoa. Bạn cắt hẳn đạm, bón gốc bằng Lân và Kali. Trên lá phun siêu lân (10 – 60 – 10). Sau 5 ngày tiếp tục phun MPK (0 – 52- 34) để kích cây ra hoa
Sau khi cây đã đậu hoa thì cần phải tiếp tục dưỡng để hoa có thể đậu thành trái. Quá trình này hoa sẽ có sự đào thải tự nhiên nên sẽ rụng một phần. Tuy nhiên nếu rụng quá nhiều thì sẽ do một số nguyên nhân như: thiếu nước, thiếu trung vi lượng, bị nấm, sốc nhiệt.... Với các nguyên nhân trên bạn nên có những điều chỉnh cho hợp lý. Riêng phun thuốc nấm bạn nên sử dụng cặp đôi Emina + Lục diệp trừ bệnh để giúp phòng nấm khuẩn mà không ảnh hưởng đến hoa.
Sau khi cây đã đậu quả bạn định kỳ bón phân NPK cân bằng, trung vi lượng, phòng nấm.... để nuôi dưỡng trái

V. Chế độ bón phân

Định kỳ 10 ngày bón phân 1 lần, tùy giai đoạn để điều chỉnh hàm lượng NPK cho phù hợp.
1 tháng 1 lần bón và phun trung vi lượng cho cây.
VI. Phòng bệnh
Cây chanh dây có 1 số loại bệnh cơ bản như sau
1. Vi rút (bà con hay gọi là phấn trắng): riêng loại này cá nhân tôi khuyến cáo: CHẶT
2. Nấm, khuẩn: giai đoạn cây nhỏ thì thối rễ, lở cỗ rễ, giai đoạn có trái thì đốm dầu, bã trầu.......
3. Nhện, bọ trĩ, côn trùng: có ở mọi giai đoạn của cây
Bà con nên định kỳ phòng bệnh cho cây từ lúc xuống giống cho đến lúc phá dàn, định kỳ 15 ngày phòng bệnh trên lá 1 lần, 30 ngày phòng bệnh dưới gốc 1 lần. Nếu bà con dùng hóa học thì cứ ra tiệm hỏi là có. Nếu muốn nhàn thân thì cứ sử dụng bộ 3: Emina + Lục diệp trừ bệnh + Lục diệp trừ sâu định kỳ cả đổ gốc cả phun lá là phòng bệnh ổn rồi

Lời kết: Quy trình đưa ra dựa trên sự cóp nhặt kinh nghiệm, kỹ thuật của nhiều người, trên đánh giá chủ quan của bản thân để đưa ra nên có nhiều điều có thể không phù hợp với quy trình hoặc đánh giá của người khác.
Trong quá trình làm Chanh, đôi khi quy trình không phải là tất cả mà phải “ứng biến”. Và có nhiều lúc người tính không bằng trời tính hoặc ông hàng xóm tính. Vì thế mọi thứ chỉ mang tính chất tương đối.
(Theo Đỗ Cường Thịnh)

-------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Quy trình thực hiện VietGAP-TCVN 11892-1:2017

Quy trình thực hiện - VietGAP Trồng trọt TCVN 11892-1:2017

Giai đoạn 1: Đánh giá và xác định ban đầu

• Đánh giá khảo sát hệ thống quản lý thực tế của Công ty theo yêu cầu VietGAP
• Đào tạo tìm hiểu về VietGAP
• Công tác tổ chức (hướng dẫn sơ đồ cấu trúc về mối quan hệ và phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận của nhà sản xuất nhiều thành viên để đáp ứng yêu cầu của VietGAP) 

Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống tài liệu 

• Đào tạo xây dựng hệ thống tài liệu.
• Xây dựng hệ thống tài liệu theo yêu cầu của VietGAP 
• Nhận diện các yếu tố hưởng đến chất lượng sản phẩm,
• Phân tích và đánh giá mối nguy
• Thiết lập biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ mối nguy
• Xác định các chỉ tiêu môi trường, chất lượng cần đo, giám sát
• Áp dụng hệ thống tài liệu

Giai đoạn 3: Xem xét hệ thống

• Đào tạo Đánh giá viên nội bộ
• Lựa chọn đánh giá viên
• Đánh giá nội bộ
• Áp dụng các hành động khắc phục (liên tục)
• Đánh giá xem xét Hệ thống
• Khắc phục và cải tiến sau đánh giá xem xét Hệ thống
• Lập thủ tục đăng ký chứng nhận

Giai đoạn 4: Chứng nhận
• Đánh giá chứng nhận:
• Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp)
• Khắc phục và cải tiến sau đánh giá chứng nhận
• Cấp chứng chỉ
• Duy trì hiệu lực chứng chỉ
• Đánh giá chứng nhận lại 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Bước trở mình cho nông sản Việt

Hướng đi mới-Phát triển Bền vững-Nông sản


Thực tế hiện nay các nhà nông ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng ngồi không yên vì nhiều loại nông sản vào chính vụ, rớt giá thê thảm.
    

      Từ lỗ tới lỗ nặng
Lão nông Nguyễn Văn Phương ở ấp An Thạnh, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có 4 ha chuối xiêm. Những vụ trước, thương lái vào tận vườn thu mua với giá 4.000-6.000 đồng/nải. Thấy lợi nhuận từ cây chuối khá cao, nhiều hộ dân xung quanh ông Phương mở rộng diện tích trồng chuối để thay thế dần các loại cây trồng khác trên vùng đất hạn mặn này. Thế nhưng, từ sau Tết nguyên đán đến nay, giá chuối liên tục giảm sâu, xuống mức 2.000 đồng/nải. Lo giá chuối rớt sâu hơn trong thời gian tới, nhiều chủ vườn chọn giải pháp bán bắp chuối non (thu hoạch bắp chuối đem bán thay vì để trổ thành buồng) với giá 5.000 đồng/bắp nhưng bắp chuối cũng rớt xuống 3.000 đồng/bắp, rất khó bán. "Trước đây, mỗi tháng tôi thu nhập không dưới 80 triệu đồng từ vườn chuối nhưng giờ giá chuối lẫn bắp chuối đều giảm phân nửa so với vụ thu hoạch trước, trừ chi phí chăm sóc, thuê nhân công thu hoạch, vận chuyển thì mất hết lợi nhuận" - ông Phương kể

Cũng tại U Minh Thượng, nhiều hộ trồng mía, khóm (còn gọi là thơm, dứa) khóc ròng vì giá mía nguyên liệu tuột dốc không phanh. Ông Nguyễn Văn Trường, ngụ xã Minh Thuận, cho biết năm ngoái giá mía nguyên liệu đạt gần 1.000 đồng/kg nên ông và người em ruột quyết định hùn vốn trồng 4 ha mía; bất ngờ mía bắt đầu cho thu hoạch thì giảm liên tục, đến nay chỉ còn 400 đồng/kg. "Đất ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng trước đây trồng lúa nhưng năng suất thấp nên người dân bỏ cây lúa, lên liếp trồng mía hoặc khóm. Nghịch lý là vừa bỏ cây lúa thì giá lúa lên cao còn mía, khóm thì rớt thê thảm. Tiền bán mía không bằng tiền thuê nhân công thu hoạch nên nhiều hộ bỏ mía chết khô" - ông Trường buồn bã.

Ngoài chuối, mía, khóm, một số loại trái cây khác của nhà vườn ĐBSCL cũng đang rớt giá thê thảm khiến nhà nông không khỏi bàng hoàng. Riêng Kiên Giang có khoảng 3.000 ha khóm với các thương hiệu nổi tiếng như khóm Cầu Đúc (huyện Gò Quao), khóm Tắc Cậu (huyện Châu Thành) và một phần ở vùng U Minh Thượng đang chịu cảnh bi đát vì giá bán chưa tới 2.000 đồng/trái. Tại Cần Thơ, giá mít Thái từ mức 45.000-50.000 đồng/kg thời điểm sau Tết nguyên đán, nay chỉ còn 15.000-17.000 đồng/kg. Chôm chôm bán lẻ ra thị trường chỉ còn 20.000-22.000 đồng/kg; thanh long 10.000 đồng/3 kg…


Lệ thuộc thương lái
Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp như tôm, khóm, mía hay chuối ở địa phương này đang rớt giá thê thảm và gặp khó khăn về đầu ra. Nguyên nhân là do tại địa phương chưa có doanh nghiệp lớn nào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, nông dân chủ yếu bán nông sản cho thương lái nên dễ bị ép giá. "Từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp trong tỉnh nhưng chưa hiệu quả. Đầu năm 2018, một doanh nghiệp lớn từ Hàn Quốc liên hệ tìm hiểu cơ hội đầu tư và có ý định thuê 500 ha đất ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng làm dự án trồng chuối xuất khẩu nhưng chưa đâu vào đâu" - ông Tâm cho biết. Cũng theo ông Tâm, tỉnh Kiên Giang đã quy hoạch lại vùng sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và bền vững song đề án này mới chỉ bảo đảm trên cây lúa.

Hướng đi mới cho nông sản Việt
Trong khi các mặt hàng nông sản bình thường rớt giá thê thảm thì một số loại trái cây ngon, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP vẫn chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, lũy kế đến hết tháng 5, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 1,7 tỉ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thanh long, nhãn, xoài, sầu riêng, dưa hấu là những mặt hàng xuất khẩu chính. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 95,3 triệu USD (tăng 119,1%), chiếm 91,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam.




(Theo Liên minh Nông nghiệp bền vững)
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Chứng nhận VietGAP - 0905.927.699

VIETCERT - 0905.927.699

Chứng nhận VietGAP-Vì một nền nông nghiệp bền vững 

🌾🌾🌾

Chứng nhận VietGap theo TCVN 11892-1:2017 phù hợp cho các tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để đảm bảo ATTP; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và ATLĐ đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Tiêu chuẩn mang được nhiều lợi thế hơn:

- Quy trình chứng nhận được đảm bảo chặt chẽ;

- Hồ sơ thủ tục gọn nhẹ;

- Hiệu lực Giấy chứng nhận được nâng lên 3 năm, đánh giá giám sát 2 lần;

- Chi phí Chứng nhận được cắt giảm, rất tiết kiệm chi phí cho đơn vị
----------------
Nếu bạn có quan tâm thông tin trên vui lòng để lại Số điện thoại & Gmail để được các Chuyên gia bên tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí
 Hotline: Ms.Linh-0905 927 699


Thanh Long Việt




Thị trường Xuất ngoại cho Thanh Long Việt

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng trong tháng 6/2018, xuất khẩu rau quả ước đạt 340 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ.



Trung Quốc nhập khẩu rau quả chiếm tỷ trọng đến 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, mặt hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường chính đều có kim ngạch tăng khá. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam, với tỷ trọng chiếm tới 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả trong 6 tháng đầu năm, tương đương với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Ngoài Trung Quốc, trong 6 tháng qua, thị trường Hoa Kỳ tiếp tục nhập khẩu rau quả của Việt Nam với số lượng lớn khi kim ngạch đạt tới 50,9 triệu USD, tăng 14,6%. Tại các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu cũng lần lượt tăng 8%, 15,4% và hơn 26% so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý, yêu cầu về chất lượng hàng hóa tại thị trường Trung Quốc cũng ngày càng nâng lên và đây là xu hướng chung trên thị trường thế giới.

Chính vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam cần chú trọng tới việc tìm hiểu mùa vụ tại thị trường Trung Quốc, quy hoạch và phân bổ trồng các mặt hàng rau quả phù hợp và không trùng đúng vụ mùa của họ, tránh trường hợp "được mùa mất giá"



(Theo VOV)

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

[Góc phóng sự]-VietGAP theo tiêu chuẩn mới TCVN 11892-1:2017

[VIETCERT] - Thực hiện cấp Chứng nhận VietGAP theo Tiêu chuẩn mới (Hiệu lực 3 năm) Đơn vị hợp tác Công ty Cổ phần Cam sành Hàm Yên - Tuyê...