QUY TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC CHANH DÂY
1. Về giống: Thị trường hiện có khá nhiều loại giống: Sumit, TaiShang, Tai One, Đài Nông 1, Thái Nông và thậm chí là cả giống tự ghép.
2. Về lựa chọn giống: Mỗi giống đều có những loại ưu điểm khác nhau, bản thân các đại lý cũng khó để so sánh loại giống nào tốt hơn giống nào. Bà con trồng thì hay có đánh giá chủ quan nên việc giống tốt, xấu hay có cái nhìn chưa đúng đắn.
3. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể trồng Chanh leo cho lợi ích tối đa.
- Trước khi chọn giống, hãy chọn Đại lý, đơn vị, cá nhân bán giống có uy tín, gần nơi bạn muốn trồng và quan trọng nhất là phải có sự đảm bảo về chăm sóc kỹ thuật sau bán giống.
- Khi chọn giống, hãy chọn loại giống phù hợp nhất với khả năng của bản thân (tôi ví dụ: lười chăm sóc thì chọn Đài Nông, Thái Nông. Kỹ thuật tốt thì chọn Đài Loan.)
- Nơi bán giống: Hãy tìm những người có uy tín, đừng tìm người bán rẻ (vì trong số những người bán rẻ, nhất định sẽ có kẻ xấu...). Tốt nhất mua của những người bạn tin tưởng ở gần khu vực của bạn để tiện chăm sóc vườn từ lúc xuống giống đến lúc phá dàn.
II. Xử lý đất và ra bầu cây giống
Một số loại chanh không cần phải ra bầu mà có thể trồng trực tiếp. Tuy nhiên để cây chanh có thể phát triển tốt nhất thì nên có giai đoạn ra bầu để chanh có thể được “Giảm xóc”.
1. Đất ra bầu
Đất ra bầu phải lựa chọn đất ở khu vực sạch bệnh và là đất mặt. Trộn đất với phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh theo tỷ lệ 2 đất: 1 phân. Xử lý kỹ mầm nấm bệnh (Ưu tiên sử dụng cặp đôi Emina + Lục diệp trừ bệnh, trừ sâu).
2. Ra bầu
Pha 1l Emina (loại phun) với khoảng 20l nước và để bên cạnh. Khi ra bầu bạn nên nhúng nguyên cả bầu chanh và cây chanh vào chậu nước đã pha Emina để xử lý nấm bệnh và giúp cây phát triển tốt giai đoạn đầu
Đổ đất vào bì sao cho ngập khoảng 2/3 bì, sau đó đặt nhẹ nhàng bầu chanh vào, tiếp tục đổ đất vào cho vừa với mặt của bầu chanh. Dộng nhẹ bầu cho đất hơi nén lại là được. Nên nhúng bầu chanh vào chậu nước để hút nước qua lỗ thông khí (không nên tưới trực tiếp vào bầu vì dễ làm nén đất).
Bầu chanh phải để ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời nhưng không được nắng gắt. Nên để trong khu vực có quây lưới đen để tránh côn trùng chích hút.
Cứ 2 ngày tưới nhẹ 1 lần (khi không có mưa). Giữ ẩm cho bầu nhưng không quá ướt. 3 ngày 1 lần phun Emina + lục diệp trừ bệnh để phòng nấm khuẩn.
III. Làm hố và bón lót
1. Làm hố
Hố chanh dây không cần đào sâu vì rễ chanh dây ăn không sâu mà lan trên mặt đất. Bạn nên làm hố có độ sâu khoảng 40 cm, độ rộng khoảng 60 cm.
2. Phân bón lót
Phân bón lót là thức ăn dự trữ cho cây khi phát triển. Bao gồm:
10 – 15kg phân chuồng hoai mục, vỏ cà phê, rơm rác, cành que trong vườn đổ xuống hố. Lưu ý: không nên để lượng phân quá nhiều mà không có đất. Bạn nên đổ phân bón lót và đất theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2.
Rắc vôi bột xuống hố để xử lý mầm bệnh và tạo pH ban đầu tốt cho cây phát triển. Sau 3 ngày bạn tưới hỗn hợp Emina + Lục diệp trừ sâu + Lục diệp trừ bệnh để xử lý nấm khuẩn, sâu, sùng, rệp..... (lưu ý cần phải giữ ẩm).
IV. Trồng cây và chăm sóc cơ bản
Cây chanh sau khi đã ra bầu khoảng 10 – 15 ngày thì có thể mang ra trồng. Khi trồng bạn nên xới đều đất sau đó moi 1 hốc nhỏ để trồng. Lưu ý chanh nên trồng nổi. Bạn nên trồng sau cho mặt bầu cách mặt đất khoảng 0,5 – 1cm.
Sau khi trồng thì tưới đậm 1 lần để giúp tạo kết cấu đất. Không bón gì hết trong 7 ngày đầu tiên mà chỉ tưới nước.
Sau 7 ngày bạn pha Humic với tỷ lệ 1:500 (1kg humic với 500l nước) tưới gốc. Lưu ý tưới cách gốc cây chanh khoảng 10 – 15cm để nhử rễ.
5 ngày sau khi tưới humic thì bắt đầu bón phân. Giai đoạn này cây chỉ cần dinh dưỡng cơ bản nên bạn chỉ cần lựa chọn các loại phân có đạm, lân và trung vi lượng là ok (cá nhân tôi khuyến cáo sử dụng đạm cá + Emina).
1. Chăm sóc cơ bản giai đoạn 1: từ khi trồng đến 3 tháng
Bón phân có hàm lượng đạm và lân cao 10 ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 1 lạng/ 1 gốc. Cứ 1 tháng thì bổ sung trung vi lượng và Emina 1 lần.
2. Giai đoạn sinh sản: từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6
Đây là giai đoạn cây sinh sản mạnh, bắt đầu tạo hoa và quả. Nếu vào mùa nóng (tháng 4 – 10) thì không cần phải kích hoa, vì cây tự ra hoa. Tuy nhiên để giữ hoa thì cần phải có chế độ bón phân hợp lý và tưới nước đầy đủ.
Giai đoạn này bạn không nên tăng đạm mà nên bổ sung thêm Lân và Kali để cây phân hóa mầm hoa và tạo hoa tốt hơn. Bổ sung trung vi lượng đầy đủ. Trên lá định kỳ 15 ngày 1 lần phun hỗn hợp Emina + Lục diệp trừ bệnh và trừ sâu + canxi bo để giúp giữ hoa.
Nếu cây của bạn giai đoạn ra hoa đúng mùa lạnh thì nếu bạn để bình thường hoa sẽ không có. Lúc này cần phải kích hoa. Bạn cắt hẳn đạm, bón gốc bằng Lân và Kali. Trên lá phun siêu lân (10 – 60 – 10). Sau 5 ngày tiếp tục phun MPK (0 – 52- 34) để kích cây ra hoa
Sau khi cây đã đậu hoa thì cần phải tiếp tục dưỡng để hoa có thể đậu thành trái. Quá trình này hoa sẽ có sự đào thải tự nhiên nên sẽ rụng một phần. Tuy nhiên nếu rụng quá nhiều thì sẽ do một số nguyên nhân như: thiếu nước, thiếu trung vi lượng, bị nấm, sốc nhiệt.... Với các nguyên nhân trên bạn nên có những điều chỉnh cho hợp lý. Riêng phun thuốc nấm bạn nên sử dụng cặp đôi Emina + Lục diệp trừ bệnh để giúp phòng nấm khuẩn mà không ảnh hưởng đến hoa.
Sau khi cây đã đậu quả bạn định kỳ bón phân NPK cân bằng, trung vi lượng, phòng nấm.... để nuôi dưỡng trái
V. Chế độ bón phân
Định kỳ 10 ngày bón phân 1 lần, tùy giai đoạn để điều chỉnh hàm lượng NPK cho phù hợp.
1 tháng 1 lần bón và phun trung vi lượng cho cây.
VI. Phòng bệnh
Cây chanh dây có 1 số loại bệnh cơ bản như sau
1. Vi rút (bà con hay gọi là phấn trắng): riêng loại này cá nhân tôi khuyến cáo: CHẶT
2. Nấm, khuẩn: giai đoạn cây nhỏ thì thối rễ, lở cỗ rễ, giai đoạn có trái thì đốm dầu, bã trầu.......
3. Nhện, bọ trĩ, côn trùng: có ở mọi giai đoạn của cây
Bà con nên định kỳ phòng bệnh cho cây từ lúc xuống giống cho đến lúc phá dàn, định kỳ 15 ngày phòng bệnh trên lá 1 lần, 30 ngày phòng bệnh dưới gốc 1 lần. Nếu bà con dùng hóa học thì cứ ra tiệm hỏi là có. Nếu muốn nhàn thân thì cứ sử dụng bộ 3: Emina + Lục diệp trừ bệnh + Lục diệp trừ sâu định kỳ cả đổ gốc cả phun lá là phòng bệnh ổn rồi
Lời kết: Quy trình đưa ra dựa trên sự cóp nhặt kinh nghiệm, kỹ thuật của nhiều người, trên đánh giá chủ quan của bản thân để đưa ra nên có nhiều điều có thể không phù hợp với quy trình hoặc đánh giá của người khác.
Trong quá trình làm Chanh, đôi khi quy trình không phải là tất cả mà phải “ứng biến”. Và có nhiều lúc người tính không bằng trời tính hoặc ông hàng xóm tính. Vì thế mọi thứ chỉ mang tính chất tương đối.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com